Các lỗi thường gặp trên điện thoại Android và cách khắc phục
Hiện nay, các nhà sản xuất đã cho ra đời rất nhiều dòng smartphone khác nhau để đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của khách hàng. Có thể thấy, phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến là dòng điện thoại chạy hệ điều hành iOS và Android.
Tuy nhiên, nếu như iOS chỉ được cung cấp độc quyền bởi Tập đoàn Apple thì Android lại được khá nhiều hãng tên tuổi khác sử dụng như Samsung, HTC, LG… và những hãng điện thoại nhỏ lẻ khác. Chính vì vậy, việc Android gặp lỗi nhiều hơn iOS là điều không quá khó hiểu.
Một số lỗi rên Android mà người dùng rất hay gặp phải có thể kể đến như nhanh hết pin, màn hình chậm phản hồi… Trong bài viết này, dichvumobile.vn sẽ hướng dẫn quý khách cách khắc phục các lỗi thường gặp trên Android, từ đó có thêm kinh nghiệm trong quá trình sử dụng và gắn bó lâu dài hơn với dế yêu của mình nhé.
Những lỗi thường gặp trên hệ điều hành Android và cách khắc phục:
1. Nhanh hết pin.
Đây là lỗi phổ biến rất hay gặp trên điện thoại Android. Cách đơn giản và nhanh nhất để khắc phục chính là khách hàng nên giảm độ sáng màn hình. Đặc biệt không nền để Auto (Tự động) mà hãy chỉnh tay xuống còn một nửa hoặc đến khi vừa với mắt.
Ngoài ra, các bạn nên tắt wifi hoặc 3G khi không cần dùng đến để tránh việc ứng dụng chạy ngầm. Trường hợp cần truy cập internet thì hãy tắt định vị địa điểm (GPS) bằng cách vào Menu cài đặt chọn tắt phần Vị trí (Location) để tiết kiệm pin cho điện thoại.
2. Giao diện chậm phản hồi.
Đôi lúc điện thoại của bạn bị “đơ”, phần cảm ứng và các thao tác không còn nhạy nữa mà lại dễ bị giật. Điều này xảy ra có thể do bộ nhớ điện thoại đã quá đầy. Các bạn nên xóa bớt các ứng dụng và ảnh, video… không cần thiết hoặc chuyển sang bộ nhớ ngoài để giảm dung lượng.
Đối với những chương trình không quan trọng, người dùng nên xóa bộ nhớ đệm của ứng dụng và hạn chế sử dụng ảnh động cho hình nền, màn hình chờ. Để xóa bộ nhớ đệm, các bạn vào Cài đặt (Settings) > Ứng dụng (Apps), chọn ứng dụng cần xóa và chọn Xóa cache (Clear cache).
3. Lỗi kết nối.
Chắc chắn không ít lần bạn gặp phải sự cố kết nối bluetoohth, wifi hay 3G không thành công. Giải pháp trong những lúc như vậy là hãy chuyển sang chế độ máy bay trong khoảng 30 giây rồi tắt đi và thử kết nối lại nhé.
4. Không gửi tin nhắn qua mạng được.
Nếu kết nối wifi hoặc 3G đều tốt nhưng tin nhắn bị lỗi không gửi được, các bạn hãy bấm chọn tin nhắn chưa gửi được và click vào Gửi lại (Resend). Nếu vẫn không khả quan, hãy thử khởi động lại điện thoại hoặc cài đặt ứng dụng trợ giúp của bên thứ 3.
5. Lỗi đồng bộ hóa.
Bạn cần phải đảm bảo đã kết nối internet thành công và đang sử dụng các tài khoản đồng bộ như Google, Dropbox ở trạng thái kết nối tốt, không bị gián đoạn. Nếu vẫn xảy ra lỗi, hãy kiểm tra lại mật khẩu và kết nối lại hoặc xóa tài khoản khỏi thiết bị, sau đó đăng nhập lại.
6. Ứng dụng crash.
Thỉnh thoảng bạn thấy ứng dụng bỗng nhiên bị “văng” ra khỏi thiết bị mà không được báo trước. Hãy kiểm tra xem có bản cập nhật mới cho ứng dụng đó hay không. Nếu có, hãy cập nhật ngay bản mới nhất và tải về. Nếu không, đóng ứng dụng trong menu đa nhiệm sau đó mở lại bình thường.
7. Màn hình không phản hồi.
Nhiều trường hợp bạn thực hiện các thao tác trên màn hình nhưng điện thoại lại không hề phản ứng lại như những gì bạn muốn. Cách duy nhất tự xử lý trong trường hợp này chính là khởi động lại điện thoại. Tuy nhiên nếu điện thoại của ban đã bị những tác động bên ngoài trước đó như bị ướt, bị va đập, rơi vỡ… thì hãy đem đến các trung tâm bảo hành để được giúp đỡ nhé.
8. Không mở được Google Play.
Google Play là kho ứng dụng chính thức của Android. Lỗi này xảy ra có thể do bộ nhớ đệm quá đầy. Bạn hãy xóa bộ nhớ đệm bằng cách vào phần Cài đặt (Settings) > Ứng dụng (Applications) > Tất cả ứng dụng (All Apps) > Google Play Store > Xóa cache (Clear cache). Sau đó khởi động lại điện thoại để khắc phục sự cố.
9. Không tải được ứng dụng.
Hãy thử xóa bộ nhớ cache của Google Play. Nếu vẫn không được, hãy xóa lịch sử Google Play bằng cách mở Google Play, bấm vào 3 sọc ngang ở góc trên bên trái, chọn Cài đặt (Settings) > Xóa lịch sử tìm kiếm cục bộ (Clear local search history).
Bạn đã nhận ra đây là các lỗi mà điện thoại Android của mình rất hay gặp phải không? Hãy thử ngay nếu còn gặp sự cố và xem tính hiệu quả của nó nhé. Chúc các bạn thành công.